GỖ GHÉP CAO SU
Cấu tạo gỗ cao su ghép
Cấu tạo của sản phẩm bao gồm 2 phần chính đó là: gỗ cao su tự nhiên và keo dán
• Gỗ cao su nguyên liệu: Gỗ gồm phần bìa nắp hay các khúc gỗ có đường kính nhỏ không thể sản xuất được đồ dùng thì được chọn lựa kỹ lường rồi xẻ, cưa, bóc theo từng thớ.
• Keo dán: Keo sử dụng để tăng độ kết dính cho các thanh gỗ là: Keo Urea Formaldehyde (UF); Phenol Formaldehyde (PF); Polyvinyl Acetate (PVAC).
• Lớp phủ bề mặt: Cũng giống như các dòng sản phẩm gỗ ghép khác, quý khách hàng có thể lựa chọn thêm lớp phủ bề mặt để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho sản phẩm. Một số loại bề mặt phổ biến như: Melamine, veneer, laminate, keo bóng, …
Các kiểu ghép gỗ cao su
Hiện nay trên thị trường có 4 kiểu ghép phổ biến nhất:
• Ghép song song
• Ghép nối đầu đứng
• Ghép nối đầu ngang
• Ghép giác
Mỗi kiểu ghép có những quy trình và đặc điểm riêng biệt. Mời quý vị tham khảo chi tiết thông tin về các kiểu ghép ở phần bên dưới.
Ghép song song
Cách ghép này dùng cho những thanh gỗ cao su có cùng chiều dài nhưng khác kích thước. Tấm gỗ sau khi được ghép xong nhìn ngang sẽ thấy vết ghép là 1 đường thẳng.
Ghép nối đầu/ ghép finger đứng
Áp dụng cho thanh gỗ có dùng độ dày nhưng khác độ dài. Các thanh gỗ mang đi ghép sẽ được đánh mộng ở 2 đầu, sau đó đó xẻ tạo răng lược so le nhau rồi ghép lần lượt chúng với nhau để tạo thanh gỗ có cùng chiều dài. Những thanh gỗ này lại tiếp tục ghép với nhau để tạo tấm ván có kích thước tiêu chuẩn.
➤ Cách ghép này bề mặt sẽ có vết hình răng cưa.
Ghép nối đầu/ ghép finger nằm ngang
Theo cách làm này thì phần mặt cạnh của thanh gỗ có cùng độ dày sẽ được đánh mộng rồi tiến hành xẻ răng lược theo chiều ngang, so le nhau rồi ghép lại để tạo thanh gỗ dài. Các thanh gỗ này tiếp tục ghép để tạo tấm gỗ lớn. Các vết răng cưa lúc này sẽ xuất hiện ở 2 cạnh bên tấm ván.
Ghép giác (Scarf-joint Board)
Cách ghép này phức tạp hơn, do đó nó cũng đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như sự tỉ mỉ và kỳ công. Các thanh cao su được nối lại tạo thành một khối rồi tiến hành xẻ theo hình ảnh và kích thước có sẵn. Cuối cùng là ghép 2 khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp nhau để tạo tấm gỗ lớn, hoàn chỉnh.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ cao su ghép thanh
Giống như gỗ thông ghép, gỗ cao su ghép cũng được đánh giá chất lượng theo thứ tự A, B, C. Trong đó A là tốt nhất, sau đó đến B và cuối cùng là C.
• Gỗ ghép chất lượng AA: Loại gỗ này có chất lượng tốt nhất. Cả 2 mặt đều đảm bảo bền và đẹp. Không có mắt chết hay đường chỉ đen kém thẩm mỹ.
• Gỗ ghép chất lượng AB: Sản phẩm này có mặt A đẹp và tốt, còn mặt B kém hơn, có một ít mắt chết và đường chỉ đen.
• Gỗ chất lượng AC: Mặt A đẹp tuyệt đối, còn mặt C chất lượng kém với nhiều mắt chết cũng như đường chỉ đen nên thường dùng ốp sàn hoặc tường.
• Gỗ chất lượng BC: Sản phẩm có mặt B đẹp tương đối, ít mắt chết và đường chỉ đen, còn mặt C thì kém chất lượng.
• Gỗ ghép chất lượng CC: Loại này kém cả chất lượng lẫn thẩm mỹ nên ít được lựa chọn, do vậy mà thị trường cũng ít bán.
Phân loại ván ghép thanh phủ keo bóng
Gỗ ghép thanh phủ keo bóng được cấu tạo bởi lớp gỗ gỗ ghép nguyên liệu và mặt keo PVC tổng hợp, nên có thể chia làm nhiều loại dựa theo loại gỗ như: thông ghép phủ keo, tràm ghép phủ keo, cao su phủ keo,…
Tuy nhiên tại Việt Nam, 2 dòng phổ biến là Gỗ ghép cao su phủ keo bóng và gỗ ghép thông phủ keo bóng.
Khi chọn dòng sản phẩm này, quý khách để thể chọn phủ 1 hoặc 2 mặt, theo đó thì cũng có thể chọn chất lượng tấm gỗ ghép theo tiêu chuẩn AA, AB, AC hay BC tùy vào nhu cầu sử dụng:
• Loại phủ 1 mặt: dùng để ốp tường, sàn, mặt dưới không cần do nó không lộ ra ngoài.
• Loại phủ 2 mặt: Dùng để làm giá sách, tủ đựng đồ, bàn trang điểm, khung tranh để đảm bảo tính thẩm mỹ.
• Tiêu chuẩn AA: Nếu chi phí lớn, muốn làm đồ nội thất cao cấp thì nên chọn .
• Loại AB hoặc AC: Nếu dùng làm tủ quần áo, bàn, ghế, tủ bếp, vách ngăn
• Loại BC: dùng làm vách ốp tường, lót sàn, các loại ván sử dụng trong xây dựng
Ưu điểm của gỗ cao su ghép
Gỗ cao su ghép tấm có thành phần chính là gỗ tự nhiên, do vậy mà nó mang nhiều ưu điểm tuyệt vời như:
• Không bị cong vênh, mối mọt sau thời gian sử dụng như là gỗ tự nhiên do nó đã trải qua quy trình xử lý nghiêm ngặt.
• Nó là các thanh gỗ được ghép lại với nhau nên dễ dàng tạo nên các kích thước khác nhau, đồng thời nó cũng đa dạng cả về mẫu mã, bạn có thể chọn các lớp phủ các khu tùy nhu cầu sử dụng.
• Độ bền của dòng sản phẩm này rất cao, không thua kém gì so với gỗ tự nhiên nguyên khối.
• Yên tâm về vấn đề chống xước cũng như va đập.
• Và đương nhiên là giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
• Giải quyết bài toán về vấn đề gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm.
• Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người.
Vậy gỗ cao su ghép thanh, ngoài tốt ra thì nó còn thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe do ngăn được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
Ứng dụng của gỗ cao su ghép thanh
Có thể thấy rằng, ván ghép cao su có ứng dụng vô cùng rộng rãi, không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn dùng để trang trí, làm đẹp không gian sinh hoạt, cụ thể như:
• Làm bàn ghế, bàn học sinh, bàn bếp
• Giường, tủ quần áo, tủ bếp;
• Kệ tivi, kệ sách, bàn trang điểm, kệ trưng bày sản phẩm
• Sản xuất các vật dụng của trẻ như ghế ăn dặm, ngựa gỗ,…
• Khung tranh ảnh
• Đồ dùng thủ công mỹ nghệ, …
Quy trình sản xuất gỗ cao su tấm
Quy trình xử lý, sản xuất gỗ cao su thanh ghép như thế nào? Hiểu được các đặc tính của loại gỗ này rồi thì quý vị liệu có tò mò về quy trình sản xuất phải không nào.
➤ Giai đoạn 1: Thu hoạch gỗ
• Lựa chọn những cây cao su phù hợp, thường là không thể lấy mủ được nữa.
• Dùng máy cắt để loại bỏ cành, lá và gốc, chỉ lấy phần thân đưa về nhà máy sản xuất.
➤ Giai đoạn 2: Xử lý gỗ
Những thân gỗ sau khi được đưa về nhà máy sẽ cho vào ngâm trong nước hóa chất nhằm giúp dễ bóc vỏ và cắt theo kích thước. Việc làm này còn giúp loại bỏ mối mọt, nấm mốc trong cây gỗ.
➤ Giai đoạn 3: Sản xuất ván gỗ ghép cao su.
• Bóc vỏ và cắt các khúc gỗ thành từng miếng với kích thước theo yêu cầu.
• Dùng máy cắt lát để cắt thành các tấm gỗ mỏng.
• Sau đó đưa các tấm gỗ lên dây chuyền để phân loại và tiếp tục cắt theo kích thước.
• Sấy khô để đạt độ ẩm tiêu chuẩn.
• Dùng công nghệ quét để kiểm tra khuyết tật trên tấm gỗ, nếu có lỗi thì tiến hành sửa, còn không thì thôi.
• Làm sạch bề mặt 2 tấm ván, phủ keo dính lên bề mặt, rồi sau đó xếp các tấm ván chồng lên nhau theo độ dày yêu cầu.
• Để làm phẳng và đảm bảo keo dàn trải đồng đều thì cần thêm một bước nữa là đưa nó vào máy ép lạnh.
• Sau đó lại ép nóng tạo độ lên kết bền chặt nhất.
• Sau đó là nguội rồi đưa vào máy cắt tỉa và chà nhám để làm mịn bề mặt và loại bỏ cạnh.
• Bước cuối cùng chính là kiểm tra chất lượng thành phẩm.
Công ty gỗ PHUCTIN là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp ván gỗ trên khắp thị trường Việt Nam. Có nhiều ưu điểm nổi bật, tính ứng dụng phổ biến, thẩm mỹ cao, giá thành phù hợp với hầu hết mọi người. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành tốt, người dùng hãy luôn luôn sáng suốt chọn cho mình địa chỉ cung cấp uy tín, được đánh giá bởi khách hàng.
Chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm gỗ có chất lượng cao cùng giá thành phải chăng để bất kỳ ai cũng được sử dụng dòng sản phẩm cao cấp, mức giá bình dân này.
Địa chỉ: Số 333 Khu Phố 3, Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0977 680 189 - 0906 670 199
Tư vấn 24/7: Mobil – Zalo : 0977 680 189
Email: gophuctin@gmail.com