VÁN MDF CARB P2
Khái niệm gỗ MDF là gì?
MDF là viết tắt của từ gì? MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard (có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình).
Thành phần chính tạo nên gỗ MDF là các loại gỗ tự nhiên, mảnh vụn, nhánh cây,… được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy; tạo thành các sợi gỗ nhỏ cellulo. Sau đó, sợi gỗ được đưa vào bồn để rửa trôi hết các tạp chất, khoáng chất nhựa còn sót lại. Rồi đưa vào máy trộn có sẵn keo và các chất kết dính chuyên dụng để nén thành nguyên tấm.
Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn là 1200x2400mm; với nhiều độ dày gỗ MDF khác nhau: từ 2.3mm đến 25mm; tùy vào mục đích sử dụng.
Lịch sử ra đời và hình thành gỗ MDF
Những tấm gỗ MDF đầu tiên ra đời tại một xưởng sản xuất có tên là Deposit tại New York, Mỹ. Sau đó, được lan rộng ra ngoài phạm vi khu vực và có những bước tiến vượt bậc đến tận ngày nay. Sự ra đời của ván MDF là một thành tựu lớn đối với nền công nghiệp nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Khi chỉ sau 6 năm phát triển, đã có 3 nhà máy đặt ở Mỹ và sản lượng đạt 133,000m3/năm. Đến năm 2000, trên toàn thế giới đã có tổng cộng 291 nhà máy và công suất nhà máy lớn nhất đạt đến 340,000 m3/năm.
Hình thức tấm MDF
MDF có bề mặt phẳng nhẵn và có cấu trúc tinh thể đồng nhất và có màu rơm nhạt. Tùy mục đích sử dụng mà người ta ép ván MDF thành các lớp và có màu sắc khác nhau; như màu xanh lá cây là các loại gỗ chống ẩm, màu đỏ là gỗ chịu hóa chất,…
Sở dĩ gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới không chỉ bởi giá thành ổn định mà còn do tính bề mặt phong phú. Ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate; đem lại tính thẩm mỹ và đa dạng cho không gian nội thất. Ngoài ra, gỗ công nghiệp MDF cũng có thể kết hợp với Veneer nhân tạo hoặc Veneer gỗ tự nhiên; như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ hương,… mang lại nét hiện đại và sang trọng.
Một số vật liệu bề mặt công nghiệp khác như poly, men trắng, acrylic, giấy keo,… cũng có thể kết hợp với cốt ván MDF để tạo nên thành phẩm. Để tối ưu tính thẩm mỹ và độ bền sản phẩm, người ta áp dụng công nghệ dán cạnh bằng chỉ nhựa PVC đồng màu. Giúp ván không ngấm nước và sự xâm nhập của hóa chất từ môi trường bên ngoài.
Việc ứng dụng ván gỗ MDF phụ thuộc nhiều vào thành phần bột gỗ; các chất kết dính, phụ gia mà nhà sản xuất sử dụng. Ván MDF phủ Veneer thường được dùng để sản xuất đồ nội thất gia đình (bàn ăn thông minh, bàn làm việc thông minh, giường ngủ gỗ MDF, tủ quần áo gỗ MDF, cửa gỗ MDF ), văn phòng, trường học, bệnh viện, phân xưởng,…
Một số dòng gỗ MDF có thành phần sợi composite pha phụ gia chống ẩm thì được dùng để làm sản phẩm ngoài trời (những nơi thường xuyên ẩm ướt, chịu tác động của thời tiết mưa, nắng,…)
– Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
– Bề bặt phẳng nhẵn.
– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin, keo ….
– Có số lượng nhiều và đồng đều.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
– Thời gian gia công nhanh.
– Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường, nhược điểm này đã được phắc phục bằng MDF chống ẩm.
– MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
– Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
– Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
Quy trình sản xuất ván gỗ MDF
Ván gỗ MDF được tạo ra với hai quy trình cơ bản là quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi cách làm đều cho ra những tấm gỗ có chất lượng và tính thẩm mỹ khác nhau. Sau đây là chi tiết quy trình sản xuất MDF sau khi gỗ được thu hoạch và đưa về nhà máy sơ chế thành bột gỗ và đưa vào chế biến.
Quy trình khô
Bước 1: Bột gỗ + chất phụ gia + keo trong máy trộn sấy = bột sợi.
Bước 2: Bột sợi rải đều trên mặt phẳng, cào thành 2-3 tầng tùy từng kích thước mong muốn.
Bước 3: Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt.
Bước ép rất quan trọng đòi hỏi kĩ thuật viên phải điều chỉnh lực nén và nhiệt độ một cách từ từ theo độ dày và cấu tạo của ván để triệt tiêu hoàn toàn lượng nước, tránh tình trạng ẩm mốc về sau này.
Bước 4: Cắt ván và bo viền.
Bước 5: Xử lí nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
Quy trình ướt
Bước 1: Bột gỗ sau khi nghiền nát được tưới nước để làm ước, để một lúc cho vón thành dạng vẩy.
Bước 2: Các vẩy gỗ được rải đều lên mâm ép và ép sơ bộ một lần để tạo độ dày tiêu chuẩn (ván sơ).
Bước 3: Cán hơi nhiệt ván sơ để nén chặt 2 mặt lại và từ từ rút nước ra.
Bước 4: Cắt ván và bo viền.
Bước 5: Xử lí nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
Tiêu chuẩn ván MDF
Là một sản phẩm thuộc dòng gỗ công nghiệp. Việc sản xuất ván gỗ MDF phải đảm bảo rất nhiêu quy định, tiêu chuẩn khắt khe về nồng độ các chất phụ gia; để đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Thành phần quan trọng trong lõi ván gỗ MDF (ngoài sợi gỗ) đó là keo formaldehyde. Đây là môt loại keo hóa học có ảnh hưởng tới sức khỏe con người với khả năng phát tán cao trong không khí.
Để phân biệt tiêu chuẩn của ván MDF, người ta căn cứ vào nồng độ formaldehype và phân chia như sau:
Ngoài ra, MDF còn được phân chia thành 2 loại phổ biến là MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm.
Phân loại gỗ MDF
Có 4 loại gỗ ép MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:
Lớp phủ bề mặt là yếu tố vo cùng quan trọng đối với gỗ công nghiệp vì nó quyết định tới tính thẩm mĩ, giá trị và độ ứng dụng phổ biến của sản phẩm.
Melamine được xem như một lớp bề mặt giả gỗ được cấu tạo từ các chất công nghiệp nhờ vào những chất kết dính tạo nên những loại bề mặt khác nhau ví dụ như khi làm cửa gỗ. Màu sắc melamine vô cùng phong phú và đa dạng.
Laminate được biết đến như hợp chất High-pressure laminate (HPL) là một trong những chất liệu có khả năng chịu nước, khả năng chịu lửa tốt cùng với đó là bề mặt vô cùng trang nhã. Chính vì vậy chúng thường được phủ trên các bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất, hay tron chính các thiết kế cửa gỗ giá rẻ nhất.
Veneer được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp. Các loại lạng này có độ dày rất mỏng và được sử lý một cách chuyên nghiệp nhất để tạo nên những sản phẩm chất lượng không kém gì gỗ tự nhiên.
Acrylic hay còn gọi là Mica, là bề mặt có đặng trưng về độ sáng bóng và hiện đại, Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Acrylic có thể trong suốt hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
Các sản phẩm nội thất làm từ ván MDF được ứng dụng rộng rãi phù hợp với không gian giả cổ tới hiện đại và sang trọng bởi sự đa dạng về màu sắc và mẫu mã, giá thành lại rẻ hơn so với gỗ tự nhiên và có độ bền khá cao.
Tủ quần áo ván MDF:
Giường ngủ từ gỗ MDF:
Tủ kệ làm bằng gỗ công nghiệp MDF:
Tủ bếp từ gỗ công nghiệp MDF phủ acrylic:
Công ty gỗ PHUCTIN là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp ván gỗ trên khắp thị trường Việt Nam. Có nhiều ưu điểm nổi bật, tính ứng dụng phổ biến, thẩm mỹ cao, giá thành phù hợp với hầu hết mọi người. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành tốt, người dùng hãy luôn luôn sáng suốt chọn cho mình địa chỉ cung cấp uy tín, được đánh giá bởi khách hàng.
Chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm gỗ có chất lượng cao cùng giá thành phải chăng để bất kỳ ai cũng được sử dụng dòng sản phẩm cao cấp, mức giá bình dân này.
Địa chỉ: Số 333 Khu Phố 3, Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0977 680 189 - 0906 670 199
Tư vấn 24/7: Mobil – Zalo : 0977 680 189
Email: gophuctin@gmail.com